Trang chủ Nhịp sống học đường Y tế - Tâm lý học đường

Bệnh Thủy đậu - Nguyên nhân và cách phòng tránh

07/02/2023
Những ngày mùa đông đã đi qua, bước sang tiết trời mùa xuân với sự chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn... chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và lây truyền qua véc tơ như: Cúm các chủng, sởi,rubella, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B trong đó có Thủy đậu.

 

Hiện nay bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng nhanh tại các nơi tập trung đông người như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học… Để chủ động phòng tránh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tuyên truyền tới các thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh trong trường có thêm kiến thức, kỹ năng phòng tránh bệnh thủy đậu.

* Nguyên nhân gây bệnh

- Thủy đậu là bệnh gây ra do virus varicella-zoster, bệnh rất dễ lây cho những người không có miễn dịch với nó.

- Các cơ sở chăm sóc trẻ em trường học và gia đìnhlà nơi rất dễ lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phát ban hoặc qua những bụi nước có chứa virut gây bệnh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.

- Bệnh có thẻ rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

* Triệu chứng của thủy đậu qua từng giai đoạn

https://file.medinet.gov.vn/UploadImages/trungtamytequan11/2021_4/20190416_170213_637350_2.max-1800x1800.jpg

Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:

3.1. Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.

3.2. Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)

Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.

3.3. Giai đoạn toàn phát

Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.

Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.

3.4. Giai đoạn hồi phục

Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.

4. Bệnh thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu là bệnh lành tính, chúng vốn sẽ khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nào cũng sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách. Các biến chứng của thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng giữ được như dùng tay để gãi ngứa.
  • Gây viêm nãoviêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
  • Viêm phổi thủy đậu: biến chứng này thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máukhó thở và tức ngực.
  • Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.

* Chăm sóc và phòng bệnh

-Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần .

-Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen.

- Nên cách ly người bệnh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.

- Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh…

- Vệ sinh cá nhận sạch sẽ.

- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

-Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay.

- Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấm rôm khắp người đề trẻ đỡ ngứa.

- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Tránh cọ xát là các bóng nước bị vỡ.

- Tiêm phòng vacin chống thủy đậu.

Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị tốt để đề phòng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não …

Sau đây là một số hình ảnh về bệnh thủy đậu:

virus thủy đậu

Virus thủy đậu

Biểu hiện của thủy đậu

 

 

Thủy đậu phát tán

Tiêm phòng Vacxin

Tiêm Vacxin phòng chống Thủy nđậu

Qua bài tuyên truyền hôm nay tôi mong tất cả mọi người hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Từ đó tự biết cách bảo vệ, chăm sóc cho bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh. Tiêm phòng là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ.

Nhân viên Y tế
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 3 đánh giá
Chia sẻ: