Trang chủ Giới thiệu Tiểu sử cụ Hoàng Hoa Thám

Tiểu sử cụ Hoàng Hoa Thám

12/09/2019

TIỂU SỬ

Hoàng Hoa Thám (1858-1913)

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế


Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, thời trẻ có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau lớn lên ở làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh ra trong một gia đình yêu nước, bố là Trương Văn Thận, mẹ là Lương Thị Minh.

Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trân (1870-1875)

Năm 1884 ông ra nhập nghĩa binh Trần Quang Loan. Năm 1895 ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh Mất ông đứng dưới cờ nghĩa của Lương Văn Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Năm 1892. Để Nắm hy sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - Phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”. Ông từng viết:

Hỡi người dự lễ hôm nay

Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền

Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt

Đem máu xương trừ diệt xâm lăng

Cùng nhau hô tiếng to vang

Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm.

Khu tự trị Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, ông thường được gọi là Đề Thám. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ ông bàn kế hoạch hành động khiến ông thêm quyết tâm kháng chiến đến cùng.

Năm 1909 thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám nghĩa quân anh dũng chống trả gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp. Ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám hy sinh tại khu vực Hố Nấy cách chợ Gồ gần 2 km.

Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm, ghi một dấu son trong lịch sử kháng Pháp thời cận đại.

Ngày nay, để ghi nhớ công ơn muôn đời sau tên ông đã được đặt cho nhiều đường phố, vườn hoa, trường học ở Việt Nam. Theo nguyện vọng của nhân dân phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, năm 1975 ngôi trường mới xây đẹp đẽ khang trang dưới những tán cây xanh rợp bóng được mang tên vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám nay là Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.

 

Ba Đình, ngày 14 tháng 8 năm 2019

Người viết: Giáo viên Trần Thị Lan

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: